Phần III. Giá trị dinh dưỡng của phân giun và cách sử dụng
1. Đặc tính sinh học của phân giun:
o Phân giun là một loại phân hữu cơ 100% được tạo thành từ phân giun nguyên chất và một phần từ chất hữu cơ;
o Phân giun là một trong những loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến. Một lượng phân giun nguyên chất nhỏ bằng bằng một chén nước có thể cung cấp đủ dinh dưỡng hữu cơ cho một cây trồng cao 25cm trong 2 tháng.
o Phân giun kích thích sự tăng trưởng của cây trồng hơn bất kỳ loại phân bón thiên nhiên nào khác.
o Không giống phân bón hóa học, nó được hấp thụ một các dễ giàng và ngay lập tức vào cây trồng.
o Phân giun tăng khả năng cải tạo đất do kết cấu tự nhiên của nó.
o Phân giun ngăn ngừa các bệnh về rễ cây tương tự như một sản phẩm ROOTROL.
o Phân giun chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, chất xúc tác sinh học.
o Phân giun giàu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
o Chứa nhiều hơn 50% lượng mùn tìm thấy trong lớp đất mặt.
o Phân giun có các chất cần thiết cho sự phát triển cây trồng như: Nitrat, Photpho, Magie, Kali, Calci, Nito….
o Các khoáng chất nêu trên có thể được cây trồng hấp thụ ngay lập tức và hoàn toàn mà không gây ra hiện tượng cháy cây như một số phân bón hóa học khác. (lưu ý: phân động vật và phân hóa học phải được phân hủy trong đất trước khi được cây hấp thụ)
o Chất hữu cơ di chuyển qua ống tiêu hóa của giun nên một lớp dầu mỏng được dính lại trên phân. Lớp dầu này rất lâu mới bị mất đi, vì vậy, chất dinh dưỡng sẽ được giải phóng chậm để được sử dụng lâu hơn.
o Kén giun chứa đựng 2-20 trứng và nở trong 2 tuần (tùy theo nhiệt độ).
o Quá trình xử lý vi khuẩn trong ống tiêu hóa của giun biến đổi chất thải hữu cơ thành phần thiên nhiên được khử mùi và có tính trung hòa PH cao.
o Độ PH của phân giun là 7. Phân không có mùi nhưng vẫn chứa lượng vi khuẩn nhất định đảm bảo hoạt tính của chúng trong đất tiếp tục được thực hiện sau khi hình thành phân giun.

2. Ứng dụng của phân giun với nông nghiệp
o Được sử dụng như thành phần của đất ươm cây giành đối với cây trồng trong nhà hoặc ngoài trời.
o Được sử dụng như chất đất trồng cây, rau và hoa khi được dùng như nguyên liệu phủ bồi đất.
o Phân giun đảm bảo rằng chất lượng khoáng sẽ được hấp thụ trực tiếp vào đất khi được tưới nước.
o Phân giun không làm cháy cây nên lượng sử dụng là tùy thích.

3. Lợi ích của phân giun đối với cây trồng:
o Chất mùn trong phân loại trừ các độc tố và nấm có hại trong đất. Do đó, đẩy lùi các bệnh có hại cho cây trồng.
o Phân giun có khả năng cố định kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Khả năng này ngăn cây trồng hấp thụ quá mức lượng khoáng hơn nhu cầu tự nhiên của chúng. Các phức hợp này sẽ được giải phóng khi nào cây thực sự cần.
o Phân giun hoạt động; như một rào cản hoặc một lá chắn sinh học giúp cây phát triển trong đất, nơi mà độ PH bị mất cân bằng, quá cao hoặc quá thấp. Nếu độ PH mất cân bằng, cây trồng sẽ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng trong đất. Phân giun giúp cân bằng độ PH trong đất.
o Acidhumic trong phân giúp kích thích sự phát triển của cây trồng và giúp tăng mật độ vi khuẩn trong đất ngay cả ở nống độ thấp. loại Acid này nếu ở trạng thái phân bố đều về ion, chúng sẽ được cây trồng hấp thụ dễ giàng hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác.
o IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân giun là một trong những chất kích thích tăng trưởng hữu hiệu cho cây trồng.
o Phân giun gia tăng khả năng giữ nước do đó hạn chế tối đa rửa trôi do các yếu tố ngoại cảnh.
o Phân giun làm giảm hàm lượng carbon dạng acid trong đất và giúp gia tăng nồng độ nito ở trạng thái cây trồng có thể dễ giàng hấp thụ nhất.
o Bằng việc ăn chất cặn bã cây trồng, giun đã làm giảm tỷ lệ carbon nito trong đất.
o Ống tiêu hóa của giun tách nito và carbon một cách tự nhiên, sau đó tiết ra nito trong phân tạo thành chất tương tự phân ure.
o Thí nghiệm của THOMAS BARETT người Úc có kết quả như sau: cà rốt 3kg/ 1 củ; củ cải 3,5 kg/ củ; một vụ khoai tây đạt 75 tấn/ ha; một vụ hành đạt 53 tấn/ ha. Ông kết luận: “Phân giun tốt hơn bất kỳ loại phân thương mại nào khác mà tôi biết”.

o Hoạt động của vi sinh cao hơn 20 lần trong phân giun so với đất hữu cơ.
o Phân giun cấu tạo lại đất tuyệt vời, làm tơi đất, thoáng khí, giữ nước.
o Đặc biệt, phân giun giúp cô lập rễ cây khỏi nhiệt độ cao.